Sau những phút giây mai vàng nở rộ lung linh trong Tết, sau Tết cây mai cần được chăm sóc một cách chu đáo và cẩn thận nhất. Để đảm bảo được điều này, làm đất trồng mai vàng sau Tết là kỹ thuật cơ bản mà bạn cần bỏ túi. Giúp bổ sung dinh dưỡng cũng như loại bỏ triệt để tồn dư phân bón hóa học gây nóng/ độc cho cây. Cùng xem cách làm đất trồng mai sau Tết tại nhà hiệu quả nhất tại đây nhé!
1/ Yêu cầu của đất trồng mai
Là loài dễ sống, dễ trồng, không kén đất, không đòi hỏi công chăm sóc nhiều. Bằng chứng là có thể trồng mai trên các loại đất pha cát, đất thịt, phù sa, đất có lẫn sỏi đá thì chúng vẫn sống được. Chỉ cần đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo dinh dưỡng mà không có giống cây nào sinh sôi được.
Đặc biệt, cây không ưa sống trên đất nhiễm phèn, chua, mặn hay đất kém dinh dưỡng.
Ngoài ra, đất trồng mai vàng còn cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
Đất có độ tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt: cây mai vàng có thể bị thối rễ hay chậm phát triển, ra nụ ít nếu bị ngập úng.
Đất có độ ẩm thích hợp: đất trồng mai vàng không nên quá ẩm cũng không nên quá khô.
Đất không có mầm bệnh, sâu hại: nhằm phòng tránh sâu bệnh hại mà mai vàng thường gặp, người trồng cần xử lý mầm bệnh, sâu hại cho đất trồng trước khi xuống cây.
Đất giàu dưỡng chất: đất cần phải có đủ dinh dưỡng để cung cấp cho cây phát triển tốt nhất.
Như vậy, đất vườn rất khó có thể hội tụ đủ các yếu tố trên nên người trồng cần chủ động phối trộn đất đúng tỷ lệ, đúng nguyên liệu để có môi trường đất trồng mai vàng tốt nhất.
Xem thêm hướng dẫn cách trồng mai vàng , quy trình, khoảng cách được chia sẻ bởi chuyên gia
2/ Hướng dẫn các bước phối trộn đất trồng mai vàng
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Đất phù sa: Có thể lấy đất ở vườn nhà đã làm sạch cỏ dại và đảm bảo đất dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Trước khi phối trộn, đất cần phải được rắc vôi phơi ải dưới nắng từ 3 – 5 ngày để xử lý sạch mầm bệnh, sâu hại
Mụn xơ dừa: là nguyên liệu vừa dinh dưỡng vừa giúp tăng khả năng thoáng khí của đất trồng, dự trữ nước tạo độ ẩm cho đất, nên chọn xơ dừa đã qua xử lý, ngâm nước tách bỏ tạp chất và ủ đúng cách để loại bỏ đi chất chát dễ làm suy cây
Trấu hun: dùng trấu đã hun ở nhiệt độ cao đảm bảo sạch sâu bệnh. Mục đích chính của nguyên liệu này là làm tăng độ tơi xốp và thông thoáng của đất trồng mai vàng
Viên đất nung đã qua xử lý: ngâm nước lọc bỏ tạp chất, để ráo nước nhằm tăng độ tơi xốp của đất
Phân trùn quế: đây là loại phân hữu có thích hợp nhất cho mai vàng xuất hiện, nên chọn loại phân đã qua xử lý nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất
Một số nguyên liệu khác như xác trà, vỏ lạc đỗ, bã đậu tương,… cũng có thể thêm vào đất trồng mai vàng.
Xem thêm Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất
Bước 2: Phối trộn các nguyên liệu
Trộn theo tỷ lệ khoảng 70 – 80% đất và 20 – 30% phân trùn quế SFARM theo trọng lượng đất trong chậu.
Cũng có thể dùng hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + phân trùn quế Sfarm trộn theo tỷ lệ 1:1:1 hoặc viên đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm + xơ dừa + tro trấu + phân trùn quế trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1.
Ngoài ra, giúp tiện lợi cho nhà vườn và đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Đất sạch hữu cơ chuyên dùng cho hoa – kiểng là loại đất thích hợp nhất cho việc chăm sóc mai sau Tết. Đất gồm các thành phần hữu cơ như phân trùn, phân gà, bột neem, hệ VSV… Được phối trộn với tỷ lệ thích hợp. Giúp kích thích hệ rễ phát triển khỏe mạnh, hạn chế các bệnh về rễ, lá cho cây.
3/ Hướng dẫn thay đất đổi chậu cho mai
3.1 Hướng dẫn chọn loại chậu phù hợp với cây mai
Kích thước chậu sẽ tùy thuộc độ lớn của cây. Hiện nay trên thị trường chậu được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa cứng, xi măng, đất nung, chậu sành… với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau.
Đặc biệt người dân trong đô thị thường chọn loại bằng nhựa cứng do giá cả hợp lý, dễ vận chuyển, lắp đặt, thời gian sử dụng lâu dài.
Lưu ý: trước khi đổ đất vào chậu nên lót 1 lớp đất nung/ sỏi nhẹ dưới đáy chậu nhằm tăng khả năng thoát nước.
3.2 Chọn vị trí đặt chậu
Trong Tết mai thường được chưng trong nhà, do đó khoảng mồng 5 thì tiến hành đem chậu mai ra ngoài sân nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát để phơi khoảng 3 – 5 ngày. Lưu ý tránh để cây nơi ánh nắng gắt, mặt trời chiếu thẳng lúc 12 – 14h bởi có thể làm cháy lá, khô cành.
Xem thêm cách chăm sóc mai vàng sau tết đơn giản nhưng không phải ai cũng biết
3.3 Tiến hành tỉa cành và thay đất
Tiếp theo, cây mai nào có hoa chưa tàn hoặc nụ chưa nở thì dùng kéo bấm cắt bỏ, tránh hoa tạo hạt. Đồng thời, những cành quá dài hoặc nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần bị loại bỏ.
Sang đầu tháng 2, hãy dùng dụng cụ chuyên dụng tỉa bớt rễ già hoặc nhiễm nấm cho cây. Tỉa rễ bằng cách cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc, nhẹ nhàng để tạo bầu.
Bước 1: Bốc cả bộ rễ lẫn thân mai ra khỏi chậu cũ, tiến hành bốc lớp đất cũ đi một cách nhẹ nhàng.
Lưu ý: chỉ bốc 1 ít lớp đất dễ bốc ở bên ngoài bộ rễ, không bốc hết lớp đất của cây, tránh làm ảnh hưởng tới bộ rễ.
Bước 2: Rải một lớp nền viên đất nung/ sỏi nhẹ vào đáy chậu để giúp cây thông thoáng, thoát nước tốt.
Bước 3: Cho 50% hỗn hợp đất trồng mai vào chậu, sau đó trồng lại cây mai vào.
Bước 4: Lắp hỗn hợp đất còn lại ngập rễ cây mai hoặc phù hợp với chậu. Không đè nén đất, cứ để tự nhiên.
Bước 5: Tưới nước và để trong mát khoảng 1-2 ngày. Để cây hồi phục sau quá trình thay đất, bón phân, thay chậu.
Bước 6: Do mai là cây trồng ưa nắng. Nên sau quá trình trên hãy chọn chỗ nắng và đưa cây ra để cây phát triển tốt hơn.